Điểm đến với những giá trị truyền thống

Đăng lúc: 01/01/1970 (GMT+7)
100%

Nếu có chuyến du lịch về nguồn và du lịch tâm linh tại huyện Thiệu Hoá quý khách có thể ghé thăm xã Thiệu Phúc để khám phá những nét văn hoá, con người nơi đây.

Thiệu Phúc: điểm đến với những giá trị văn hóa truyền thống

Nếu có chuyến du lịch về nguồn và du lịch tâm linh tại huyện Thiệu Hoá quý khách có thể ghé thăm xã Thiệu Phúc để khám phá những nét văn hoá, con người nơi đây.

Cách thành phố Thanh Hoá gần 20km về phía tây, cách thị trấn Thiệu Hoá chỉ hơn 2km nhưng Thiệu Phúc vẫn giữ cho mình nhịp sống mộc mạc, bình yên; con người nhiệt thành, mến khách, nơi đây còn lưu giữ những di sản văn hoá quý giá.

Văn từ bia ký- di sản văn hoá cấp tỉnh

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Văn Từ làng Đoán Quyết được xây dựng cuối thế kỷ XVIII. Có 2 tấm bia đá. Bia thứ nhất ghi những đóng góp của các chức dịch và nhân dân để xây dựng Văn Từ. Bia thứ hai ghi rõ mục đích xây dựng Văn Từ để lưu danh các bậc tiền nhân đã thành đạt trong con đường khoa cử làm rạng rỡ quê hương để đời sau noi theo.

Những thế kỷ trước nơi đây là làng quê nhỏ sống thuần nông với khoảng 70 hộ gồm 12 dòng họ. Nhưng làng Đoán Quyết đã sinh ra nhiều người học giỏi đổ đạt lừ tú tài đến cử nhân, cụ Đỗ Xuân Phong đỗ Phó bảng khoá thi năm 1913, Duy Tán năm thứ 8, Vua Khải Định vời vào kinh là thày dạy Thái Tử Vĩnh Thuỵ ( Vua Bảo Đại).

Văn Từ làng Đoán Quyết là một minh chứng bằng văn hoá vật thể đầy tính thuyết phục về truyền thống hiếu học, vượt lên nghèo khó để có tầm cao trí tuệ, là loại hình di tích lịch sử văn hoá còn lại rất ít trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Năm 2004. Văn từ bia ký làng Đoán Quyết, được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Hiện nay, tại nhà văn hoá thôn Đoán Quyết Hạ vẫn bảo tồn được 3 gian thờ kiến trúc gỗ với hệ thống gồm 18 cột và 4 vì kèo gia công với kỹ thuật cao và 2 tấm bia đá ghi danh các bậc hiền tài thành đạt của quê hương.

Ghé thăm nơi đây, ngoài việc được tìm hiểu về lịch sử, chiêm ngưỡng bút tích cổ xưa, những giá trị văn hóa truyền thống quý khách có thể hoà mình với nếp sống bình dị, mộc mạc của những người dân trong thôn. Các sỹ tử cũng có thể đến Văn từ bia ký để cầu momg may mắn trong thi cử và đỗ đạt.

Độc đáo khánh đá hàng trăm năm tuổi tại nhà văn hoá thôn Đoán Quyết

Khánh đá trăm tuổi

Khánh làmột mẫu nhạc khí nắm giữ những vai trò vô cùng quan trong trong các không gian văn hóa tâm linh từ người Việt.Cái khánhđược treo tại các nhà chùa, đình đền. Cùng với chuông, mõ, trống… khánh được gõ khi báo thọ trai hay khi thỉnh một vị Tăng, Ni từ trong liêu ra Pháp đường; hoặc đón rước một vị đại sư hay danh tăng đến tự viện…

Theo các cụ cao niên trong làng Đoán Quyết, trước đây trong làng có ngôi chùa, nhưng vào những năm 1960 ngôi chùa bị phá bỏ, nhiều đồ thờ bị vỡ hỏng, nhiều tượng đá bị chôn vùi, chiếc khánh được người dân làm cầu bắc qua mương nước ngoài đồng. Đến năm 1999, người dân đã đưa chiếc khánh đá về nhà văn hoá thôn Đoán Quyết Thượng.

Chiếc khánh đá tại xã Thiệu Phúc là loại khánh hình dẹt, được làm bằng đá xanh, không có hoa văn, chiều dài 1,8m, chiều rộng 80 cm. Khi gõ vào khánh phát ra âm thanh.

Quý khách có thể đến nhà văn hoá thôn Đoán Quyết Thượng và tự tay gõ nhẹ vào khánh đá cổ để cầu may mắn, bình an hay cầu tự.

Đình làng Vĩ Thôn

Cây đa - Giếng nước - Sân đình được coi là biểu tượng của làng quê Việt Nam, là nơi thờ thần thờ thành hoàng làng và là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng, nơi để những người có chức sắc trong làng bàn bạc, tổ chức việc công.

Nằm ngay trên trục đường đến trung tâm xã, đình làng Vỹ Thôn được nhân dân trong thôn và những người con của quê hương thành đạt đóng góp xây dựng vào năm 2019. Ngôi đình được thiết kế theo kiến trúc mới, bằng gỗ lim trông rất bề thế. Sân đình có giếng nước, cây bồ đề, cây ngô đồng toả bóng mát.

Hàng năm, vào ngày rằm tháng riêng nhân dân trong làng thường tổ chức tế lễ. Mỗi dịp con cháu đi xa hay về quê đều ghé lại các đình làng để thắp hương.

Trong chuyến tìm về với miền quê đậm nét văn hoá truyền thống này quý khách có thể ghé thăm Đình làng Vỹ Thôn để thể hiện tâm linh tín ngưỡng của mình và tận hưởng không gian trong lành trong bầu không khí yên ả của vùng quê Thiệu Phúc.

Đối với mỗi người dân làng Mật Thôn, cổng làng là hình ảnh vô cùng thiêng liêng và rất đỗi thân thương, gần gũi, gắn liền với miền quê, nơi sinh ra, lớn lên khiến ai đi xa cũng nhớ. Cổng làng cũng đã chứng kiến bao thăng trầm, đổi thay của quê hương.

Nằm bên đê sông Chu, cổng làng Mật Thôn được xây dựng theo kiến trúc tam quan với ba lối đi, phần cửa chính giữa lớn và hai cửa nhỏ hai bên in câu đối, phía trên được lợp mái. Trông cổng làng rất bề thế, hiện đại, mang màu sắc của một thôn nông thôn mới nhưng vẫn giữ được hồn cốt quê hương.

Quý khách có thể đến check in để có những bức ảnh thật đẹp làm kỷ niệm cho chuyến đi của mình.

Triền đê sông Chu- điểm check in thơ mộng

Thiệu Phúc nằm bên bờ sông Chu. Vùng ngoại đê có những bãi bồi trải dài theo triền đê. Nếu muốn tận hưởng giây phút thảnh thơi, yên bình, ngắm nhìn những ruộng ngô xanh mướt, những hàng cây vi vu trong gió quý khách có thể đến đây vào lúc chiều tà, chụp ảnh trên triền đê, dưới bờ sông, những bãi lạc, bãi ngô để ghi lại cho mình những khoảnh khắc thú vị mang đậm hình ảnh làng quê nông thôn Việt Nam

Gạo Ngũ Phúc đạt tiêu chuẩn VietGap

Với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, chất lượng tốt nhất, HTXDV Nông nghiệp Thiệu Phúc đã lựa chọn và thành công khi tạo ra sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn VietGAP mang tên “Gạo Ngũ Phúc”.

Gạo Ngũ Phúc được trồng theophương pháp tự nhiên,sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Sản phẩm thu hút người tiêu dùng bởiđộ thơm ngon riêng. Khi vo gạo, nước gạo có màu trắng đục nhẹ, nhưng không quá đặc. Mùi cơm thơm nhẹ, trắng tự nhiên, hạt cơm không bị nát, vị đậm đà.

Gạo Ngũ Phúc cóhàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, độ đường huyết trong gạo sạch thấp hơn nhiều so với gạo bình thường nên rất tốt cho tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ huyết áp cao và tốt cho phụ nữ mang thai...

Sản phẩm “Gạo Ngũ Phúc” được đóng gói 1 kg, 2 kg, 5 kg và 10 kg tiện lợi cho khách hàng chọn mua về dùng, làm quà biếu khi đến với Thiệu Phúc.

Là vùng đất với nhiều nét văn hoá truyền thống, Thiệu Phúc đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn minh; xây dựng các thôn, xóm ngày càng khang trang, sạch đẹp, trở thành thôn kiểu mẫu những vẫn giữ hồn cốt của làng quê Việt. Nơi đây sẽ là điểm đến bình yên đối với du khách khi đến với du lịch về nguồn kết hợp du lịch tâm linh, du lịch làng nghề ở huyện Thiệu Hoá.

PV Thanh Mai

Điểm đến với những giá trị truyền thống

Đăng lúc: 01/01/1970 (GMT+7)
100%

Nếu có chuyến du lịch về nguồn và du lịch tâm linh tại huyện Thiệu Hoá quý khách có thể ghé thăm xã Thiệu Phúc để khám phá những nét văn hoá, con người nơi đây.

Thiệu Phúc: điểm đến với những giá trị văn hóa truyền thống

Nếu có chuyến du lịch về nguồn và du lịch tâm linh tại huyện Thiệu Hoá quý khách có thể ghé thăm xã Thiệu Phúc để khám phá những nét văn hoá, con người nơi đây.

Cách thành phố Thanh Hoá gần 20km về phía tây, cách thị trấn Thiệu Hoá chỉ hơn 2km nhưng Thiệu Phúc vẫn giữ cho mình nhịp sống mộc mạc, bình yên; con người nhiệt thành, mến khách, nơi đây còn lưu giữ những di sản văn hoá quý giá.

Văn từ bia ký- di sản văn hoá cấp tỉnh

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Văn Từ làng Đoán Quyết được xây dựng cuối thế kỷ XVIII. Có 2 tấm bia đá. Bia thứ nhất ghi những đóng góp của các chức dịch và nhân dân để xây dựng Văn Từ. Bia thứ hai ghi rõ mục đích xây dựng Văn Từ để lưu danh các bậc tiền nhân đã thành đạt trong con đường khoa cử làm rạng rỡ quê hương để đời sau noi theo.

Những thế kỷ trước nơi đây là làng quê nhỏ sống thuần nông với khoảng 70 hộ gồm 12 dòng họ. Nhưng làng Đoán Quyết đã sinh ra nhiều người học giỏi đổ đạt lừ tú tài đến cử nhân, cụ Đỗ Xuân Phong đỗ Phó bảng khoá thi năm 1913, Duy Tán năm thứ 8, Vua Khải Định vời vào kinh là thày dạy Thái Tử Vĩnh Thuỵ ( Vua Bảo Đại).

Văn Từ làng Đoán Quyết là một minh chứng bằng văn hoá vật thể đầy tính thuyết phục về truyền thống hiếu học, vượt lên nghèo khó để có tầm cao trí tuệ, là loại hình di tích lịch sử văn hoá còn lại rất ít trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Năm 2004. Văn từ bia ký làng Đoán Quyết, được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Hiện nay, tại nhà văn hoá thôn Đoán Quyết Hạ vẫn bảo tồn được 3 gian thờ kiến trúc gỗ với hệ thống gồm 18 cột và 4 vì kèo gia công với kỹ thuật cao và 2 tấm bia đá ghi danh các bậc hiền tài thành đạt của quê hương.

Ghé thăm nơi đây, ngoài việc được tìm hiểu về lịch sử, chiêm ngưỡng bút tích cổ xưa, những giá trị văn hóa truyền thống quý khách có thể hoà mình với nếp sống bình dị, mộc mạc của những người dân trong thôn. Các sỹ tử cũng có thể đến Văn từ bia ký để cầu momg may mắn trong thi cử và đỗ đạt.

Độc đáo khánh đá hàng trăm năm tuổi tại nhà văn hoá thôn Đoán Quyết

Khánh đá trăm tuổi

Khánh làmột mẫu nhạc khí nắm giữ những vai trò vô cùng quan trong trong các không gian văn hóa tâm linh từ người Việt.Cái khánhđược treo tại các nhà chùa, đình đền. Cùng với chuông, mõ, trống… khánh được gõ khi báo thọ trai hay khi thỉnh một vị Tăng, Ni từ trong liêu ra Pháp đường; hoặc đón rước một vị đại sư hay danh tăng đến tự viện…

Theo các cụ cao niên trong làng Đoán Quyết, trước đây trong làng có ngôi chùa, nhưng vào những năm 1960 ngôi chùa bị phá bỏ, nhiều đồ thờ bị vỡ hỏng, nhiều tượng đá bị chôn vùi, chiếc khánh được người dân làm cầu bắc qua mương nước ngoài đồng. Đến năm 1999, người dân đã đưa chiếc khánh đá về nhà văn hoá thôn Đoán Quyết Thượng.

Chiếc khánh đá tại xã Thiệu Phúc là loại khánh hình dẹt, được làm bằng đá xanh, không có hoa văn, chiều dài 1,8m, chiều rộng 80 cm. Khi gõ vào khánh phát ra âm thanh.

Quý khách có thể đến nhà văn hoá thôn Đoán Quyết Thượng và tự tay gõ nhẹ vào khánh đá cổ để cầu may mắn, bình an hay cầu tự.

Đình làng Vĩ Thôn

Cây đa - Giếng nước - Sân đình được coi là biểu tượng của làng quê Việt Nam, là nơi thờ thần thờ thành hoàng làng và là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng, nơi để những người có chức sắc trong làng bàn bạc, tổ chức việc công.

Nằm ngay trên trục đường đến trung tâm xã, đình làng Vỹ Thôn được nhân dân trong thôn và những người con của quê hương thành đạt đóng góp xây dựng vào năm 2019. Ngôi đình được thiết kế theo kiến trúc mới, bằng gỗ lim trông rất bề thế. Sân đình có giếng nước, cây bồ đề, cây ngô đồng toả bóng mát.

Hàng năm, vào ngày rằm tháng riêng nhân dân trong làng thường tổ chức tế lễ. Mỗi dịp con cháu đi xa hay về quê đều ghé lại các đình làng để thắp hương.

Trong chuyến tìm về với miền quê đậm nét văn hoá truyền thống này quý khách có thể ghé thăm Đình làng Vỹ Thôn để thể hiện tâm linh tín ngưỡng của mình và tận hưởng không gian trong lành trong bầu không khí yên ả của vùng quê Thiệu Phúc.

Đối với mỗi người dân làng Mật Thôn, cổng làng là hình ảnh vô cùng thiêng liêng và rất đỗi thân thương, gần gũi, gắn liền với miền quê, nơi sinh ra, lớn lên khiến ai đi xa cũng nhớ. Cổng làng cũng đã chứng kiến bao thăng trầm, đổi thay của quê hương.

Nằm bên đê sông Chu, cổng làng Mật Thôn được xây dựng theo kiến trúc tam quan với ba lối đi, phần cửa chính giữa lớn và hai cửa nhỏ hai bên in câu đối, phía trên được lợp mái. Trông cổng làng rất bề thế, hiện đại, mang màu sắc của một thôn nông thôn mới nhưng vẫn giữ được hồn cốt quê hương.

Quý khách có thể đến check in để có những bức ảnh thật đẹp làm kỷ niệm cho chuyến đi của mình.

Triền đê sông Chu- điểm check in thơ mộng

Thiệu Phúc nằm bên bờ sông Chu. Vùng ngoại đê có những bãi bồi trải dài theo triền đê. Nếu muốn tận hưởng giây phút thảnh thơi, yên bình, ngắm nhìn những ruộng ngô xanh mướt, những hàng cây vi vu trong gió quý khách có thể đến đây vào lúc chiều tà, chụp ảnh trên triền đê, dưới bờ sông, những bãi lạc, bãi ngô để ghi lại cho mình những khoảnh khắc thú vị mang đậm hình ảnh làng quê nông thôn Việt Nam

Gạo Ngũ Phúc đạt tiêu chuẩn VietGap

Với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, chất lượng tốt nhất, HTXDV Nông nghiệp Thiệu Phúc đã lựa chọn và thành công khi tạo ra sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn VietGAP mang tên “Gạo Ngũ Phúc”.

Gạo Ngũ Phúc được trồng theophương pháp tự nhiên,sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Sản phẩm thu hút người tiêu dùng bởiđộ thơm ngon riêng. Khi vo gạo, nước gạo có màu trắng đục nhẹ, nhưng không quá đặc. Mùi cơm thơm nhẹ, trắng tự nhiên, hạt cơm không bị nát, vị đậm đà.

Gạo Ngũ Phúc cóhàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, độ đường huyết trong gạo sạch thấp hơn nhiều so với gạo bình thường nên rất tốt cho tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ huyết áp cao và tốt cho phụ nữ mang thai...

Sản phẩm “Gạo Ngũ Phúc” được đóng gói 1 kg, 2 kg, 5 kg và 10 kg tiện lợi cho khách hàng chọn mua về dùng, làm quà biếu khi đến với Thiệu Phúc.

Là vùng đất với nhiều nét văn hoá truyền thống, Thiệu Phúc đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn minh; xây dựng các thôn, xóm ngày càng khang trang, sạch đẹp, trở thành thôn kiểu mẫu những vẫn giữ hồn cốt của làng quê Việt. Nơi đây sẽ là điểm đến bình yên đối với du khách khi đến với du lịch về nguồn kết hợp du lịch tâm linh, du lịch làng nghề ở huyện Thiệu Hoá.

PV Thanh Mai

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT