Theo đó, UBND tỉnh đang nỗ lực hoàn thiện các nội dung tiêu chí, trình Trung ương thẩm định, công nhận hai huyện Quảng Xương và Đông Sơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Đồng thời, tỉnh phấn đấu trong năm nay có thêm 42 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; tập trung chỉ đạo để xã Mường Chanh (Mường Lát) tăng thêm từ 3 đến 5 tiêu chí. Mỗi huyện miền núi có thêm từ 3 đến 5 thôn, bản đạt chuẩn; đưa bình quân tiêu chí toàn tỉnh lên 16 tiêu chí/xã.

Huyện Mường Lát triển khai mô hình thâm canh cây lúa nước trên địa bàn các xã: Tam Chung, Mường Chanh..., đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Ngoài ra, các cấp ủy đảng, chính quyền kiện toàn lại bộ máy giúp việc đảm bảo đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế, bởi đây sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo, điều hành mang lại hiệu quả của chương trình.

Các địa phương cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức. Đồng thời, tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách hiện có, đảm bảo thực hiện chương trình một cách hiệu quả; dành tỷ lệ vốn hỗ trợ phù hợp để đẩy mạnh phát triển sản xuất theo đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, triển khai xây dựng các mô hình phát triển sản xuất.

Đồng bào Mông ở huyện Mường Lát giờ đã có cuộc sống no ấm, đủ đầy

Không những thế, trong lộ trình phấn đấu xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 các huyện cũng triển khai lập quy hoạch vùng, đáp ứng yêu cầu, tiêu chí huyện nông thôn mới theo quy định. Bên cạnh đó, kiểm soát và quản lý chặt chẽ các thủ tục đầu tư công trình trên địa bàn xã, do xã làm chủ đầu tư, đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, không để xảy ra tình trạng làm sai, gây lãng phí, thất thoát.

Ông Trần Đức Năng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2017, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn và có sự phân công đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở.

Toàn tỉnh đã huy động hơn 5.900 tỷ đồng để thực hiện xây dựng nông thôn mới từ các nguồn vốn huy động, các địa phương đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo 857 km đường giao thông nông thôn; 216 km kênh mương, 85 cống tưới tiêu và công trình thủy lợi nhỏ các loại; 1.512 phòng học các cấp; 95 trạm biến áp và 335 km đường dây hạ thế.

Xây dựng hạ tầng giao thông tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, Thanh Hóa theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Đặc biệt, năm qua các địa phương đã xây dựng được 94 nhà văn hóa, khu thể thao xã; 377 nhà văn hóa thôn; chỉnh trang, xây dựng mới 11.957 nhà ở dân cư…

Với những thành tựu đạt được, toàn tỉnh đã có thêm 61 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 241 xã.

Hiện, tỉnh Thanh Hóa còn 115 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí; không còn xã dưới 5 tiêu chí. Năm 2017, toàn tỉnh có thêm 181 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn; tiếp tục xây dựng 3 mô hình thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại các huyện: Thường Xuân, Thọ Xuân và Hà Trung.
Khiếu Tư 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT