KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THÁNG VS ATTP NĂM 2020

Đăng lúc: 28/04/2020 (GMT+7)
100%

Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-BCĐ, ngày 10/4/2020 của BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Thiệu Hoá về việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020; Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Thiệu Phúc xây dựng Kế hoạch triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 với những nội dung cụ thể như sau:

UBND XÃ THIỆU PHÚC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH ATTP



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 06 /KH-BCĐ

Thiệu Phúc, ngày 13 tháng 4 năm 2020

KẾ HOẠCH

Triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020

Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-BCĐ, ngày 10/4/2020 của BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Thiệu Hoá về việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020;

Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Thiệu Phúc xây dựng Kế hoạch triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 với những nội dung cụ thể như sau:

I. Chủ đề tháng hành động năm 2020

"Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm"

Sư dụng thực phẩm an toàn là nhu cầu thiết yếu và đòi hỏi chính đáng của mọi người dân. Vấn đề an toàn thực phẩm đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã và đang tích cực vào cuộc. UBND huyện Thiệu Hóa đã ban hành quyết định số 1845/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh trên địa bàn xã đến năm 2020 và các văn bản chỉ đạo triển khai đồng loạt, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Công tác thông tin, tuyên truyền về ATTP được đẩy mạnh góp phần củng cố niềm tin cho người tiêu dùng. Công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên, quyết liệt. Tuy nhiên tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm còn diễn ra, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn vẫn lưu thông trên thị trường, điều kiện chăn nuôi, trông trọt, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém, chưa kiểm soát được các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, công nghệ chế biến thủ công, lạc hậu. Để xảy ra tình trạng trên một trong những nguyên nhân chính đó là do ý thức chấp hành pháp luật về vệ sinh an toà thực phẩn của một bộ phận nhân dân chưa cao, chạy theo lợi nhuận làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP xã tổ chức triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 với chủ đề "Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm".

II. Mục tiêu

- Tăng cường công tác giáp dục, tuyên truyền, thông tinh chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP, đề cao vai trò trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trong việc thực thi pháp luật về ATTP.

2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề, quán ăn, bếp tập thể. Tăng cường vai trò giám sát của cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và người tiêu dùng đối với thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của tập thể, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

III. Thời gian thực hiện

- Thời gian: Từ ngày 15/4/2020 đến 15/5/2020

- Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn xã

IV. Các hoạt động

1. Tổ chức lễ phát động Tháng hành động

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, do vậy Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chủ trì phối hợp với các ngành đoàn thể, các thôn căn cứ tình hình dịch bệnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì ATTP năm 2020 bằng các hình thức như treo bằng rôn, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh... đảm bảo hiệu quả.

2. Triển khai chiến dịch truyền thông đảm bảo ATTP

Đài truyền thanh xã, thôn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về ATTP, biểu dương, quảng bá các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp luật.

Phối hợp với mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức các hình thức truyền thông thích hợp để phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND các cấp về ATTP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định điều kiện ATTP và kiến thức khoa học về ATTP, tác hại của thực phẩm không an toàn, giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, tuyê truyền vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng.

Phối hợp với các cơ quan báo chí thông tin đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về ATTP, trong đó công khai tên các cơ sở cung cấp thực phẩm không an toàn và biểu dương các cơ sở cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, trách nhiệm của cả cộng đồng, đặc biệt tập trung đẩy mạnh vai trò trách nhiệm cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến đối với công tác đảm bảo đảm bảo ATTP.

* Đối tượng truyền thông

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

- Người tiêu dùng thực phẩm.

3. Tổ chức các hoạt động kiểm tra liên ngành

Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP xã xây dựng kế hoạch kiểm tra Tháng hành động, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quản lý. Tổ chức đoàn kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp, không kiểm tra quá 1 lần/cơ sở/năm; chuẩn bị nội dung báo cáo của địa phương với đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện.

Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành với đầy đủ các thành phần, chuyên môn và đủ thẩm quyền; chuẩn bị đầy đủ các văn bản có liên quan.

Căn cứ vào chỉ đạo của UBND huyện Thiệu Hóa về công tác phòng, chống dịch Covid-19, đoàn kiểm tra của xã triển khai công tác kiểm tra tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp với tình hình địa phương và yêu cầu về phòng chống dịch.

* Đối tượng và nội dung kiểm tra

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, tập trung kiểm tra các nội dung sau:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Đối với những cơ sở thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

- Giấy chứng nhận sức khoẻ, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Giấy phép kinh doanh rượu đối với những cơ sở có SX, KD rượu.

- Nhãn sản phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn.

- Tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với những cơ sở có quảng cáo sản phẩm thực phẩm

- Hồ sơ theo dõi về sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm và các giấy tờ khác có liên quan.

- Điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định tại Luật ATTP và các văn bản pháp luật khác.

- Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP khi cần thiết.

- Điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

* Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra bằng hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kiểm tra thực tế các cơ sở SX, chế biến, kinh doanh thực phẩm, rượu

- Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có)

* Xử lý vi phạm

Căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, ngày 17/6/2010;

- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, ngày 20/6/2012;

- Nghị định 81/2013/NĐ-CP, ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP, ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP, ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

- Nghị định 115/2018/NĐ-CP, ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính về an toàn thực phẩm;

- Nghị định 119/2017/NĐ-CP, ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực, tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Nghị định 90/2017/NĐ-CP, ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Nghị định 31/2016/NĐ-CP, ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Nghị định 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định 28/2017/NĐ-CP, ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 131/2013/NĐ-CP, ngày 16/10/2013 Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan và 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo;

- Nghị định 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 124/2015/NĐ-CP, ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ định một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; tuyệt đối không để thực phẩm không đảm bảo an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm tra lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về công bố, ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm. Áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về ATTP, khắc phục hậu quả, tịch tu tang vật, thu hồi, tiêu huỷ sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

V. Tổ chức triển khai

- UBND xã Thiệu Phúc, BCĐ về quản lý VSATTP xã là cơ quan chủ trì

- Ban Nông nghiệp xã là cơ quan thường trực

- Các ngành y tế, Văn phòng, Văn hoá, HTX DV NN, Công an, Tài chính, Địa chính; UB MTTQ xã, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội phối hợp để tổ chức thực hiện Tháng hành động có hiệu quả.

VI. Tiến trình thực hiện

- Xây dựng Tháng hành động vì ATTP tại xã: Trước ngày 15/4/2020

- Triển khai thông tin, truyền thông từ ngày 15/4/2020 - 15/5/2020

- Tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm từ 04/5/2020 đến 08/5/2020.

VII. Kinh phí thực hiện:

Từ nguồn ngân sách xã; kinh phí công tác đảm bảo ATTP năm 2020 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Nơi nhận:

TRƯỞNG BAN

- ĐU, HĐND, UBND xã (Để B/cáo);

- Thành viên BCĐ về QLVSATTP (để T/h);

- Đoàn kiểm tra của xã (để T/h);

- 5 thôn (để T/h);

- Lưu: Vp.

CHỦ TỊCH UBND XÃ

Trịnh Đức Hùng

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THÁNG VS ATTP NĂM 2020

Đăng lúc: 28/04/2020 (GMT+7)
100%

Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-BCĐ, ngày 10/4/2020 của BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Thiệu Hoá về việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020; Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Thiệu Phúc xây dựng Kế hoạch triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 với những nội dung cụ thể như sau:

UBND XÃ THIỆU PHÚC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH ATTP



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 06 /KH-BCĐ

Thiệu Phúc, ngày 13 tháng 4 năm 2020

KẾ HOẠCH

Triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020

Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-BCĐ, ngày 10/4/2020 của BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Thiệu Hoá về việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020;

Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Thiệu Phúc xây dựng Kế hoạch triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 với những nội dung cụ thể như sau:

I. Chủ đề tháng hành động năm 2020

"Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm"

Sư dụng thực phẩm an toàn là nhu cầu thiết yếu và đòi hỏi chính đáng của mọi người dân. Vấn đề an toàn thực phẩm đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã và đang tích cực vào cuộc. UBND huyện Thiệu Hóa đã ban hành quyết định số 1845/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh trên địa bàn xã đến năm 2020 và các văn bản chỉ đạo triển khai đồng loạt, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Công tác thông tin, tuyên truyền về ATTP được đẩy mạnh góp phần củng cố niềm tin cho người tiêu dùng. Công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên, quyết liệt. Tuy nhiên tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm còn diễn ra, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn vẫn lưu thông trên thị trường, điều kiện chăn nuôi, trông trọt, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém, chưa kiểm soát được các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, công nghệ chế biến thủ công, lạc hậu. Để xảy ra tình trạng trên một trong những nguyên nhân chính đó là do ý thức chấp hành pháp luật về vệ sinh an toà thực phẩn của một bộ phận nhân dân chưa cao, chạy theo lợi nhuận làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP xã tổ chức triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 với chủ đề "Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm".

II. Mục tiêu

- Tăng cường công tác giáp dục, tuyên truyền, thông tinh chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP, đề cao vai trò trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trong việc thực thi pháp luật về ATTP.

2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề, quán ăn, bếp tập thể. Tăng cường vai trò giám sát của cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và người tiêu dùng đối với thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của tập thể, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

III. Thời gian thực hiện

- Thời gian: Từ ngày 15/4/2020 đến 15/5/2020

- Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn xã

IV. Các hoạt động

1. Tổ chức lễ phát động Tháng hành động

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, do vậy Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chủ trì phối hợp với các ngành đoàn thể, các thôn căn cứ tình hình dịch bệnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì ATTP năm 2020 bằng các hình thức như treo bằng rôn, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh... đảm bảo hiệu quả.

2. Triển khai chiến dịch truyền thông đảm bảo ATTP

Đài truyền thanh xã, thôn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về ATTP, biểu dương, quảng bá các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp luật.

Phối hợp với mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức các hình thức truyền thông thích hợp để phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND các cấp về ATTP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định điều kiện ATTP và kiến thức khoa học về ATTP, tác hại của thực phẩm không an toàn, giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, tuyê truyền vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng.

Phối hợp với các cơ quan báo chí thông tin đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về ATTP, trong đó công khai tên các cơ sở cung cấp thực phẩm không an toàn và biểu dương các cơ sở cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, trách nhiệm của cả cộng đồng, đặc biệt tập trung đẩy mạnh vai trò trách nhiệm cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến đối với công tác đảm bảo đảm bảo ATTP.

* Đối tượng truyền thông

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

- Người tiêu dùng thực phẩm.

3. Tổ chức các hoạt động kiểm tra liên ngành

Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP xã xây dựng kế hoạch kiểm tra Tháng hành động, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quản lý. Tổ chức đoàn kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp, không kiểm tra quá 1 lần/cơ sở/năm; chuẩn bị nội dung báo cáo của địa phương với đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện.

Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành với đầy đủ các thành phần, chuyên môn và đủ thẩm quyền; chuẩn bị đầy đủ các văn bản có liên quan.

Căn cứ vào chỉ đạo của UBND huyện Thiệu Hóa về công tác phòng, chống dịch Covid-19, đoàn kiểm tra của xã triển khai công tác kiểm tra tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp với tình hình địa phương và yêu cầu về phòng chống dịch.

* Đối tượng và nội dung kiểm tra

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, tập trung kiểm tra các nội dung sau:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Đối với những cơ sở thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

- Giấy chứng nhận sức khoẻ, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Giấy phép kinh doanh rượu đối với những cơ sở có SX, KD rượu.

- Nhãn sản phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn.

- Tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với những cơ sở có quảng cáo sản phẩm thực phẩm

- Hồ sơ theo dõi về sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm và các giấy tờ khác có liên quan.

- Điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định tại Luật ATTP và các văn bản pháp luật khác.

- Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP khi cần thiết.

- Điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

* Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra bằng hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kiểm tra thực tế các cơ sở SX, chế biến, kinh doanh thực phẩm, rượu

- Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có)

* Xử lý vi phạm

Căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, ngày 17/6/2010;

- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, ngày 20/6/2012;

- Nghị định 81/2013/NĐ-CP, ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP, ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP, ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

- Nghị định 115/2018/NĐ-CP, ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính về an toàn thực phẩm;

- Nghị định 119/2017/NĐ-CP, ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực, tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Nghị định 90/2017/NĐ-CP, ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Nghị định 31/2016/NĐ-CP, ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Nghị định 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định 28/2017/NĐ-CP, ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 131/2013/NĐ-CP, ngày 16/10/2013 Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan và 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo;

- Nghị định 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 124/2015/NĐ-CP, ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ định một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; tuyệt đối không để thực phẩm không đảm bảo an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm tra lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về công bố, ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm. Áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về ATTP, khắc phục hậu quả, tịch tu tang vật, thu hồi, tiêu huỷ sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

V. Tổ chức triển khai

- UBND xã Thiệu Phúc, BCĐ về quản lý VSATTP xã là cơ quan chủ trì

- Ban Nông nghiệp xã là cơ quan thường trực

- Các ngành y tế, Văn phòng, Văn hoá, HTX DV NN, Công an, Tài chính, Địa chính; UB MTTQ xã, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội phối hợp để tổ chức thực hiện Tháng hành động có hiệu quả.

VI. Tiến trình thực hiện

- Xây dựng Tháng hành động vì ATTP tại xã: Trước ngày 15/4/2020

- Triển khai thông tin, truyền thông từ ngày 15/4/2020 - 15/5/2020

- Tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm từ 04/5/2020 đến 08/5/2020.

VII. Kinh phí thực hiện:

Từ nguồn ngân sách xã; kinh phí công tác đảm bảo ATTP năm 2020 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Nơi nhận:

TRƯỞNG BAN

- ĐU, HĐND, UBND xã (Để B/cáo);

- Thành viên BCĐ về QLVSATTP (để T/h);

- Đoàn kiểm tra của xã (để T/h);

- 5 thôn (để T/h);

- Lưu: Vp.

CHỦ TỊCH UBND XÃ

Trịnh Đức Hùng

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT