Nỗi lo của Trung Quốc sau khi ông Trump tuyên bố có thể rút quân khỏi Hàn Quốc

Đăng lúc: 21/06/2018 (GMT+7)
100%

Mặc dù Trung Quốc có lý do để lo ngại sự áp đảo của Mỹ trong khu vực, song ngay cả khi Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên, đó cũng không phải là một kịch bản mà Bắc Kinh mong đợi.

Trong tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore ngày 12/6, Tổng thống Donald Trump cho biết ông muốn rút toàn bộ lực lượng quân sự Mỹ khỏi Hàn Quốc. Đây từng là động thái chiến lược mà Lầu Năm Góc phản đối thẳng thừng suốt nhiều năm qua dù Triều Tiên liên tục yêu cầu Washington phải thực hiện. Tuyên bố bất ngờ của ông chủ Nhà Trắng khiến các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc lo lắng.

Từ trước đến nay Trung Quốc luôn lo sợ sự thống trị của Mỹ trong khu vực, đặc biệt sau những gì mà Washington đã làm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ hiện triển khai khoảng 28.000 binh sĩ tại Hàn Quốc và 49.000 binh sĩ tại Nhật Bản. Nếu Mỹ quyết định rút quân khỏi khu vực, nhiều người cho rằng đây sẽ là tín hiệu tốt đối với Bắc Kinh.

Hội nghị thượng đỉnh gần đây tại Singapore được cho là không đặt ra bất kỳ điều kiện cụ thể nào để đảm bảo chắc chắn rằng Triều Tiên sẽ thực hiện đúng cam kết phi hạt nhân hóa như trong tuyên bố chung với Mỹ. Nếu Triều Tiên không từ bỏ vũ khí hạt nhân, đây sẽ là mối đe dọa thường trực với nước láng giềng Trung Quốc. Do vậy xét trên khía cạnh nào đó, việc Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng quân sự trong khu vực để gây sức ép với Bình Nhưỡng cũng mang lại lợi ích của Trung Quốc.

Theo Michael Fuchs, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ và từng là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, những gì Trung Quốc muốn thấy là Mỹ sẽ giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Đông Bắc Á. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng muốn thấy cảnh “Mỹ gieo rắc tâm lý hoài nghi vào tư tưởng của các đồng minh” trong khu vực.

Mặc dù vậy, giới phân tích nhận định việc Mỹ rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản không mang lại lợi ích tốt nhất cho Trung Quốc.

Sự trỗi dậy của Nhật Bản

Các tàu của Mỹ và Nhật Bản tham gia hoạt động quân sự chung (Ảnh: Reuters)
Các tàu của Mỹ và Nhật Bản tham gia hoạt động quân sự chung (Ảnh: Reuters)

Nếu Mỹ quyết định rút quân khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản, điều này sẽ đặt ra nhiều thách thức với Tokyo trong việc đối phó với Triều Tiên. Nếu Nhật Bản cảm thấy bị đe dọa, nước này buộc phải tiến hành các biện pháp để tự bảo vệ, bao gồm việc tăng cường năng lực quân sự và tự tạo ra ô bảo hộ hạt nhân cho chính mình. Nhiều tên lửa do Triều Tiên thử nghiệm năm 2017 đều bay gần hoặc qua lãnh thổ Nhật Bản, khiến Tokyo lo ngại về an ninh trong trường hợp không còn sự bảo vệ của Mỹ.

Với nền tảng công nghệ mạnh, Nhật Bản có thể tái thiết quân đội để lực lượng này phát triển mạnh hơn so với nhu cầu phòng vệ thông thường từ trước đến nay. Ngoài ra, Tokyo cũng sẽ nhanh chóng chế tạo thêm các đầu đạn hạt nhân sát thương cũng như các hệ thống phóng tên lửa vượt trội hơn Triều Tiên chỉ trong thời gian ngắn.

Thủ tướng Shinzo Abe từ lâu đã theo đuổi mục tiêu tăng cường năng lực quân sự của Nhật Bản, bao gồm việc thay đổi hiến pháp vốn đi theo đường lối hòa bình của nước này. Theo đó, Nhật Bản sẽ nổi lên như một cường quốc hạt nhân trong khu vực sau khi Mỹ rút quân. Điều này sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản và thách thức chính vai trò của Trung Quốc trong khu vực.

Theo Timothy Heath, nhà phân tích quốc phòng quốc tế tại tổ chức Rand, Mỹ có thể sẽ chỉ rút quân khỏi Hàn Quốc để tỏ thiện chí hòa dịu với Bình Nhưỡng, song Washington sẽ triển khai lực lượng tương tự tới mặt trận khác để duy trì tầm ảnh hưởng trong khu vực và thách thức Trung Quốc.

“Washington có thể sẽ tái triển khai và đưa binh sĩ cũng như các trang thiết bị (từ Hàn Quốc) tới các căn cứ khác ở châu Á, có thể là Nhật Bản, từ đó luân phiên triển khai tới Philippines, Australia và một số nơi khác”, ông Heath cho biết.

Sự hiện diện không đổi của Mỹ

Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung. (Ảnh: AFP)
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung. (Ảnh: AFP)

Một số chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để Trung Quốc cảm thấy yên tâm với việc Mỹ sẽ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên như tuyên bố của Tổng thống Trump. Ngay cả khi Mỹ dừng các cuộc tập trận chung hoặc rút quân khỏi Hàn Quốc, khả năng thay đổi cơ chế an ninh trong khu vực vẫn không xảy ra vì các lợi ích cơ bản của Washington ở Đông Á không thay đổi.

“Cam kết của Mỹ với an ninh của Nhật Bản vẫn còn, và không chỉ bao gồm việc duy trì hiện diện quân sự tại Hàn Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có giảm bớt sự hiện diện quân sự nói chung ở châu Á như là một phần của động thái rút lui chiến lược hay không? Ít nhất ở thời điểm hiện tại, điều này chưa được tính đến”, Leonard Edwards, cựu Đại sứ Canada tại Nhật Bản và Hàn Quốc và hiện là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Sáng tạo Quản trị Quốc tế ở Canada, cho biết.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào trạng thái căng thẳng trong những tháng gần đây liên quan tới các tranh chấp thương mại cũng như các động thái phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông. Bất chấp những tuyên bố gây quan ngại của Tổng thống Trump, các quan chức Mỹ vẫn trấn an các đồng minh rằng Mỹ sẽ không rời khỏi khu vực châu Á - nơi Washington duy trì sự hiện diện suốt nhiều năm qua.

Theo Tsuneo Watanabe, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Hòa bình Sasakawa ở Nhật Bản, một trong những ưu tiên chiến lược lớn nhất của Mỹ tại khu vực châu Á là đối phó với sự bành trướng và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Nếu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, lực lượng quân sự Mỹ tại Nhật Bản vẫn được xem là vấn đề khiến Trung Quốc cảm thấy bất an.

“Triều Tiên không phải là lý do duy nhất cho hợp tác an ninh Mỹ - Nhật. Các lực lượng quân sự tại Nhật Bản chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho toàn khu vực, chứ không chỉ bảo vệ Nhật Bản. Trên thực tế, Mỹ lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc hơn là vấn đề Triều Tiên”, ông Watanabe nhận định.

Thành Đạt

Nỗi lo của Trung Quốc sau khi ông Trump tuyên bố có thể rút quân khỏi Hàn Quốc

Đăng lúc: 21/06/2018 (GMT+7)
100%

Mặc dù Trung Quốc có lý do để lo ngại sự áp đảo của Mỹ trong khu vực, song ngay cả khi Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên, đó cũng không phải là một kịch bản mà Bắc Kinh mong đợi.

Trong tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore ngày 12/6, Tổng thống Donald Trump cho biết ông muốn rút toàn bộ lực lượng quân sự Mỹ khỏi Hàn Quốc. Đây từng là động thái chiến lược mà Lầu Năm Góc phản đối thẳng thừng suốt nhiều năm qua dù Triều Tiên liên tục yêu cầu Washington phải thực hiện. Tuyên bố bất ngờ của ông chủ Nhà Trắng khiến các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc lo lắng.

Từ trước đến nay Trung Quốc luôn lo sợ sự thống trị của Mỹ trong khu vực, đặc biệt sau những gì mà Washington đã làm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ hiện triển khai khoảng 28.000 binh sĩ tại Hàn Quốc và 49.000 binh sĩ tại Nhật Bản. Nếu Mỹ quyết định rút quân khỏi khu vực, nhiều người cho rằng đây sẽ là tín hiệu tốt đối với Bắc Kinh.

Hội nghị thượng đỉnh gần đây tại Singapore được cho là không đặt ra bất kỳ điều kiện cụ thể nào để đảm bảo chắc chắn rằng Triều Tiên sẽ thực hiện đúng cam kết phi hạt nhân hóa như trong tuyên bố chung với Mỹ. Nếu Triều Tiên không từ bỏ vũ khí hạt nhân, đây sẽ là mối đe dọa thường trực với nước láng giềng Trung Quốc. Do vậy xét trên khía cạnh nào đó, việc Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng quân sự trong khu vực để gây sức ép với Bình Nhưỡng cũng mang lại lợi ích của Trung Quốc.

Theo Michael Fuchs, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ và từng là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, những gì Trung Quốc muốn thấy là Mỹ sẽ giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Đông Bắc Á. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng muốn thấy cảnh “Mỹ gieo rắc tâm lý hoài nghi vào tư tưởng của các đồng minh” trong khu vực.

Mặc dù vậy, giới phân tích nhận định việc Mỹ rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản không mang lại lợi ích tốt nhất cho Trung Quốc.

Sự trỗi dậy của Nhật Bản

Các tàu của Mỹ và Nhật Bản tham gia hoạt động quân sự chung (Ảnh: Reuters)
Các tàu của Mỹ và Nhật Bản tham gia hoạt động quân sự chung (Ảnh: Reuters)

Nếu Mỹ quyết định rút quân khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản, điều này sẽ đặt ra nhiều thách thức với Tokyo trong việc đối phó với Triều Tiên. Nếu Nhật Bản cảm thấy bị đe dọa, nước này buộc phải tiến hành các biện pháp để tự bảo vệ, bao gồm việc tăng cường năng lực quân sự và tự tạo ra ô bảo hộ hạt nhân cho chính mình. Nhiều tên lửa do Triều Tiên thử nghiệm năm 2017 đều bay gần hoặc qua lãnh thổ Nhật Bản, khiến Tokyo lo ngại về an ninh trong trường hợp không còn sự bảo vệ của Mỹ.

Với nền tảng công nghệ mạnh, Nhật Bản có thể tái thiết quân đội để lực lượng này phát triển mạnh hơn so với nhu cầu phòng vệ thông thường từ trước đến nay. Ngoài ra, Tokyo cũng sẽ nhanh chóng chế tạo thêm các đầu đạn hạt nhân sát thương cũng như các hệ thống phóng tên lửa vượt trội hơn Triều Tiên chỉ trong thời gian ngắn.

Thủ tướng Shinzo Abe từ lâu đã theo đuổi mục tiêu tăng cường năng lực quân sự của Nhật Bản, bao gồm việc thay đổi hiến pháp vốn đi theo đường lối hòa bình của nước này. Theo đó, Nhật Bản sẽ nổi lên như một cường quốc hạt nhân trong khu vực sau khi Mỹ rút quân. Điều này sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản và thách thức chính vai trò của Trung Quốc trong khu vực.

Theo Timothy Heath, nhà phân tích quốc phòng quốc tế tại tổ chức Rand, Mỹ có thể sẽ chỉ rút quân khỏi Hàn Quốc để tỏ thiện chí hòa dịu với Bình Nhưỡng, song Washington sẽ triển khai lực lượng tương tự tới mặt trận khác để duy trì tầm ảnh hưởng trong khu vực và thách thức Trung Quốc.

“Washington có thể sẽ tái triển khai và đưa binh sĩ cũng như các trang thiết bị (từ Hàn Quốc) tới các căn cứ khác ở châu Á, có thể là Nhật Bản, từ đó luân phiên triển khai tới Philippines, Australia và một số nơi khác”, ông Heath cho biết.

Sự hiện diện không đổi của Mỹ

Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung. (Ảnh: AFP)
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung. (Ảnh: AFP)

Một số chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để Trung Quốc cảm thấy yên tâm với việc Mỹ sẽ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên như tuyên bố của Tổng thống Trump. Ngay cả khi Mỹ dừng các cuộc tập trận chung hoặc rút quân khỏi Hàn Quốc, khả năng thay đổi cơ chế an ninh trong khu vực vẫn không xảy ra vì các lợi ích cơ bản của Washington ở Đông Á không thay đổi.

“Cam kết của Mỹ với an ninh của Nhật Bản vẫn còn, và không chỉ bao gồm việc duy trì hiện diện quân sự tại Hàn Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có giảm bớt sự hiện diện quân sự nói chung ở châu Á như là một phần của động thái rút lui chiến lược hay không? Ít nhất ở thời điểm hiện tại, điều này chưa được tính đến”, Leonard Edwards, cựu Đại sứ Canada tại Nhật Bản và Hàn Quốc và hiện là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Sáng tạo Quản trị Quốc tế ở Canada, cho biết.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào trạng thái căng thẳng trong những tháng gần đây liên quan tới các tranh chấp thương mại cũng như các động thái phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông. Bất chấp những tuyên bố gây quan ngại của Tổng thống Trump, các quan chức Mỹ vẫn trấn an các đồng minh rằng Mỹ sẽ không rời khỏi khu vực châu Á - nơi Washington duy trì sự hiện diện suốt nhiều năm qua.

Theo Tsuneo Watanabe, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Hòa bình Sasakawa ở Nhật Bản, một trong những ưu tiên chiến lược lớn nhất của Mỹ tại khu vực châu Á là đối phó với sự bành trướng và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Nếu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, lực lượng quân sự Mỹ tại Nhật Bản vẫn được xem là vấn đề khiến Trung Quốc cảm thấy bất an.

“Triều Tiên không phải là lý do duy nhất cho hợp tác an ninh Mỹ - Nhật. Các lực lượng quân sự tại Nhật Bản chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho toàn khu vực, chứ không chỉ bảo vệ Nhật Bản. Trên thực tế, Mỹ lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc hơn là vấn đề Triều Tiên”, ông Watanabe nhận định.

Thành Đạt

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT